Với bất kì một môn thể thao nào có lẽ cũng cần đến dụng để có thế tham gia, bộ môn trượt ván cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Tương tự nếu như đấm bốc thì cần có găng tay, thì trượt ván sẽ cần đến đôi giày hay gọi tắt đó là giày trượt ván.
Mới đầu, đôi giày được sáng chế ra đơn giản chỉ là để bảo vệ đôi bàn chân, sau dần nhiều lần thay đổi mục đích hướng tới của đôi giày được làm ra ngày 1 nhiều hơn, như để phù hợp cho việc đi dưới trời mưa, đi trên con đường sỏi đá, để giúp bàn chân đỡ nhức mỏi hơn. Thì nay ở bộ môn trượt ván cũng có những loại giày trượt ván riêng khác nhau.
Skate Shoes :
VD: Vans Half cab, Nike Blazer Low . . .
Hay gọi tắt là giày trượt, thường thì những loại giày trượt có đế bằng, vải da lộn là loại vải phù hợp nhất với bộ môn trượt ván này. Loại giày trượt cũng không quá đắt mà nếu chỉ sử dụng để đi lại tì rất bền, không dễ rách hay bạc màu như các loại giày vải bình thường.
Chilling Shoes :
VD: Nike Airmax . . .
Hay đó loại giày thường được sử dụng vào những lúc thư giãn, nghỉ ngơi cho đôi bàn chân sau những tiếng luyện tập trượt ván mỏi nhừ bàn chân, hoặc cho những ngày đi chơi nhẹ nhàng với những dân trượt ván khác.
Non-Skateable Shoes :
VD: Cark Wallabees, Wodden Clog . . .
Skate shoes và chilling shoes, cả 2 loại này đều sử dụng vào đúng mục đích của nó được làm ra. Nhưng với loại giày này thì hoàn toàn không phải như vậy, ví dụ như Clark Wallabees là loại giày mà hội Wu-Tang rất ưa dùng 1 thời để sử dụng vào việc trượt ván ở đầu thập kỉ 90. Với tầm giá 100$ cho 1 đôi giày như thế này thì không được phù hợp cho lắm với phần đông dân trượt ván.
Expensive Shoes :
VD: Nike Foamposites, Yezzy 750 . . .
Với những chất liệu siêu bền và được áp dụng những công nghệ tiên tiến lên đôi giày, những đôi giày mang tiếng là đắt cũng đi cùng chất lượng tuyệt vời mà nó mang lại. Nhưng đối với dân trượt ván để bỏ 1 số tiền lớn ra cho đôi giày trượt ván thì thực sự là rất khó, không mấy người dám làm điều này.
Mall Kid shoes :
VD: Những loại giày bán ở chợ, trong siêu thị lớn . . .
Những loại giày này với giá thành phù hợp cho tất cả mọi người đều mua được nên giá sẽ không quá cao, nhưng đi cùng với giá thành như vậy thì chất lượng cũng có phần thay đổi theo. Mẫu mã không được da dạng, chất liệu không được bên và form giày cũng rất dễ nhanh mất nếu sử dụng dân trượt ván.
Tech Shoes :
VD: Nike Eric Koston 1, Nike Eric Koston 2 . . .
Loại giày thực sự là dành cho bộ môn trượt ván, những đôi giày nằm trong loại này sẽ là những đôi giày trượt ván phù hợp nhất, được thiết kế chi tiết từ kết hợp chất liệu, đến độ ôm, độ êm của giày để tạo điều kiện tốt nhất cho dân trượt ván.
Experimental Shoes :
VD: Gravis’ Dylan . . .
Đây là những loại giày được phát triển trong 1 khoảng thời gian dài, sau nhiều lần sản xuất lại, mỗi bản về sau thì càng có sự phát triển và thay đôi, đôi giày ngày càng được nâng cấp hơn cho dân trượt ván. Những loại giày thế này sẽ có loại chất liệu vô cùng bền và khởi đầu thường là chất liệu bằng da.
Mystery Shoes :
VD: “đôi giày không của hãng nào cả”
Đúng như cái tên của nhóm giày này, “những đôi giày bí ẩn”, sau khi xem những phim trượt ván có những cảnh, đoạn video xuất hiện 1 đôi giày nào đó mà bạn không nhận ra là của hãng nào hay là loại giày gì . . . thì đôi giày đó nằm trong nhóm giày này. Không nhất thiết cứ phải là giày sản xuất để dùng cho bộ môn trượt ván thì mới có thể mang đi trượt ván được.
Boots Shoes :
VD: Timberlands, Dr.Martens . . .
Mang 1 phong cách của đôi giày cày cuốc, thô cứng thì những đôi giày thế này vẫn có thể mang đi trượt ván, nhưng chỉ 1 số ít dân trượt ván mới sử dụng loại giày này (vd: Ali Boulala ).
No Shoes :
VD: . . . chân đất.
Quá tốn kém cho việc chi tiêu, mua 1 đôi giày trượt ván thì bạn quyết định chẳng cần đôi giày nào nữa, CHÂN ĐẤT sẽ giúp bạn cảm nhật chiếc ván trượt của mình một cách rõ ràng nhất. Nhưng đến lúc bail thì . . .